Đánh giá tổng quan:

Nhu cầu vẫn lớn ở nhiều nước, đặc biệt là ở các thị trường truyền thống (Canada, EU, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Sĩ, Mỹ, ...) nhưng tiềm năng lớn nhất là tại các thị trường mới nổi (Algeria, Australia, Nga, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, ...) và các nước xuất khẩu cà phê.

(Bài viết và đánh giá: Phòng KTTH - Nguồn: Vicofa, ICO, USDA)

Ngành điều có nguy cơ thiếu nguyên liệu

Tuesday, 19 April 2016 11:13 Đăng tại TIN NONG SAN

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) vừa cho biết, tình trạng khô hạn sẽ khiến sản lượng điều năm nay thấp hơn năm 2015.

Trong khi đó, lượng điều nguyên liệu tồn đang ở mức rất thấp, các doanh nghiệp phải chờ đến chính vụ trong nước và Campuchia thu hoạch mới có nguyên liệu chế biến.

Vinacas hiện hợp tác với Bờ Biển Ngà nhằm tăng nguồn cung nguyên liệu điều, tuy nhiên, thị trường này tiềm ẩn nhiều rủi ro: Lô hàng bị hủy ngang, đối tác trì hoãn giao hàng, yêu cầu hỗ trợ giá…Mặt khác, hiện giá nguyên liệu ở mức cao, trong khi giá nhân điều không tăng, khiến ít doanh nghiệp mua vào vì sợ lỗ. Một số lô nguyên liệu nhập từ các nước châu Phi năm 2016 đã trên 1.600 USD/tấn, trong khi năm ngoái, chỉ ở mức.

Vinacas cũng dự báo xuất khẩu nhân điều của Việt Nam vào EU và Mỹ năm 2016 sẽ gặp nhiều rào cản về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

(Phạm Anh - Báo Tiền Phong)

Nhà xuất khẩu thiệt kép

Thursday, 14 April 2016 10:22 Đăng tại TIN KINH TE

Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấm các doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ để thanh toán trong nước khiến họ lo lắng và đang phải tính toán thay đổi kế hoạch tài chính.

Từ ngày 1-4-2016, điểm c, khoản 1, điều 3, Thông tư 24/2015/TT-NHNN hết hiệu lực thi hành. Theo đó, trừ những trường hợp đặc biệt được NHNN cho phép, các ngân hàng thương mại (NHTM) không được cho vay ngoại tệ đối với các nhu cầu thanh toán trong nước, kể cả các khoản thanh toán được thực hiện bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Đây là điểm cuối trong một lộ trình chuyển đổi đã được khởi động từ đầu năm 2011: NHNN từng bước hạn chế các đối tượng được phép vay ngoại tệ để thanh toán trong nước.

Với vị thế của mình, các doanh nghiệp nhập khẩu không có lý do để phàn nàn vì họ có quyền lựa chọn vay ngoại tệ hay vay tiền đồng. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thì lại khác. “Chúng tôi buồn và chấp nhận”, ông M., đại diện một công ty xuất khẩu gạo, nông sản ở miền Tây, chia sẻ với phóng viên.

Một chuyên gia tài chính phía Nam nhận định rằng đây là bước đi đúng. Tuy nhiên ông cho rằng nếu điều này xảy ra trong một thị trường tài chính đã tương đối hoàn thiện, nơi mà các nghiệp vụ phái sinh phát triển mạnh và lành mạnh thì các doanh nghiệp sẽ đỡ vất vả hơn. “Vấn đề là sự đồng bộ của các công cụ trên thị trường, với một nền kinh tế mà đồng tiền tự do chuyển đổi, thị trường phái sinh phát triển, không có chuyện “vênh” giữa chênh lệch lãi suất và biến động tỷ giá thì doanh nghiệp vay bằng cái gì chẳng được”, một chuyên gia khác nói.

Còn lãnh đạo doanh nghiệp dệt may xuất khẩu không muốn nêu tên cho rằng, ông không đồng tình với lý giải của ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN. Ông Dũng cho rằng (thực ra) các doanh nghiệp (xuất khẩu được vay ngoại tệ) không có nhu cầu sử dụng ngoại tệ mà chỉ vay ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vốn trong nước, mục tiêu là họ muốn hưởng lãi suất thấp từ việc vay ngoại tệ chứ không cần ngoại tệ và trước đây, NHNN cho phép hoạt động này là ưu ái cho doanh nghiệp trong lúc khó khăn.

“Không thể chấp nhận cách giải thích này của NHNN, cắt giảm chi phí là nhu cầu chính đáng của bất cứ doanh nghiệp nào”, lãnh đạo doanh nghiệp này bức xúc. Rồi ông đặt câu hỏi: “Chúng tôi làm gia công, để cho các chủ hàng nước ngoài chấp nhận đưa lãi suất ngoại tệ vào chi phí đã rất khó khăn vì lãi suất ngoại tệ ở Việt Nam cao hơn thế giới. Chúng tôi phải nói gì với chủ hàng nước ngoài khi chi phí lãi vay tăng gấp đôi (khi phải chuyển sang vay tiền đồng - PV)?”.

Không chỉ là chi phí, ông cho rằng “khi phải vay vốn bằng tiền đồng, chúng tôi còn phải chịu rủi ro về tỷ giá, tỷ lệ nội địa hóa càng cao thì rủi ro tỷ giá càng lớn... Rủi ro không có nghĩa là chỉ chịu thiệt, rủi ro có nghĩa là không kiểm soát được lợi nhuận, đặc biệt với cơ chế điều hành tỷ giá mới, có lên, có xuống thế này, không khéo chúng tôi chịu thiệt kép”.

Chuyển quan hệ vay mượn ngoại tệ sang quan hệ mua bán là một chủ trương đúng nhưng theo giới tài chính, trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam - các chính sách tiền tệ vẫn còn lồng ghép quá nhiều mục tiêu làm cho chênh lệch lãi suất không phản ánh đúng kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá, thì NHNN cũng cần chú ý tới trạng thái ngoại hối của các doanh nghiệp. Nếu không, các nhà xuất khẩu phải lặng lẽ chịu thiệt kép: lãi suất cao và rủi ro tỷ giá.

Tới đây, để phòng ngừa rủi ro, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể bán ngoại tệ kỳ hạn cho các NHTM. Tuy nhiên cần lưu ý, do hợp đồng xuất khẩu không thể xác định được chính xác thời hạn thanh toán, nên nếu thực hiện bán kỳ hạn, các nhà xuất khẩu luôn có nguy cơ bị phạt hợp đồng. Họ không được kinh doanh ngoại hối nên chỉ có cách chịu phạt chứ không thể thực hiện việc mua trên thị trường để thực hiện cam kết bán. Khi thị trường kỳ hạn còn chưa phát triển, mức “phí” bảo hiểm rủi ro hiển nhiên sẽ không hề thấp. Và quan trọng hơn, rủi ro này không phải do họ cố ý tạo ra và cũng không thuộc chuyên môn của họ.

(TBKTSG)

Theo đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020, sẽ có khoảng 80% sản lượng cà phê xuất khẩu trực tiếp cho các nhà tiêu thụ, các nhà rang xay nước ngoài, không qua khâu trung gian. Đây là thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam.

Ngành cà phê Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê.Theo đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020, sẽ có khoảng 80% sản lượng cà phê xuất khẩu trực tiếp cho các nhà tiêu thụ, các nhà rang xay nước ngoài, không qua khâu trung gian. Đây là thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam.

Đối mặt với thách thức

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho biết, niên vụ năm 2013 - 2014 tổng sản lượng các loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 1,7 triệu tấn, giá trị kim ngạch trên 3,4 tỷ USD (tăng 17% về lượng và 12,5% về giá trị so với niên vụ trước).
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, xuất khẩu cà phê tháng 12/2014 ước đạt 168.000 tấn, trị giá 338 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2014 lên 1,73 triệu tấn và giá trị đạt 3,62 tỷ USD, tăng 33,4% về lượng và 32,2% về giá trị so với năm 2013. Cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Các thị trường nhập khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam bao gồm: EU đạt 685 nghìn tấn, giá trị hơn 1,39 tỷ USD, tăng 38% về lượng và 38,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 42,5% lượng cà phê xuất khẩu của cả nước; thị trường Hoa Kỳ đạt gần 154 nghìn tấn, giá trị 335 nghìn USD, tăng 22% về lượng và 23,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cà phê của cả nước.
Tuy nhiên, Đức và Hoa Kỳ là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 14% và 10,2%, tiếp theo là thị trường Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản… đây là thị trường có tốc độ tăng trưởng lớn của Việt Nam. Đặc biệt, theo các doanh nghiệp, xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc tăng trong những năm gần đây và là thị trường rất có lợi thế vì đường vận chuyển ngắn.

Tổ chức Cà phê Thế giới dự báo, tiêu thụ cà phê thế giới năm 2015 là 147,2 triệu bao. Niên vụ tới nguồn cung cà phê sẽ thiếu hụt 5 - 11 triệu bao, nguyên nhân là do giảm sản lượng ở các quốc gia sản xuất cà phê lớn và nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới tăng.

Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, diện tích cà phê Việt Nam duy trì ở mức 626.000 ha, sản lượng đạt 1,3 triệu tấn. Giá cà phê niên vụ 2014 - 2015 tăng trái quy luật là vào vụ mới giá thường giảm. Tuy nhiên, sẽ giảm vào nửa năm 2015.

Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, ngành cà phê chế biến sẽ đối mặt với một số thách thức. Năm 2015, Việt Nam chính thức mở cửa thị trường với các nước ASEAN. Theo đó, các quốc gia sẽ có nhiều cơ hội đầu tư vào thị trường cà phê chế biến của Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, 6 hiệp định thương mại tự do đang đàm phán (TPP, FTA với EU, Nga…); thị trường tiếp tục mở cửa rộng rãi cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Mặt khác, thuế nhập khẩu đối với loại cà phê chế biến tại các thị trường EU và một số nước khác rất cao (tại Đức thuế đối với cà phê chế biến lên đến 2 euro/1kg).

Theo Tổng cục Hải quan, Việt Nam có khoảng 100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê nhân. Trong tổng số 30 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam có kim ngạch lớn thì có đến 14 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Số liệu tổng hợp cho thấy, trong niên vụ 2013 - 2014, Công ty cổ phần Tập đoàn Intimex vẫn là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân lớn nhất Việt Nam, Tổng công ty Tín Nghĩa ở vị trí thứ hai và Công ty TNHH Louis Dreyfus Commodites, đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, xếp vị trí thứ ba.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân đang vướng thế "gọng kìm" trước sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp FDI và trong nỗ lực chen chân để trở thành nhà cung ứng trực tiếp cho các nhà rang xay nước ngoài.

Ông Lê Tiến Hùng, Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk cho biết, những nhà xuất khẩu lớn đang rất cần trái cà phê chất lượng tốt để bán với giá cao, chứ không kỳ vọng bán trực tiếp cho các nhà rang xay nước ngoài.

Ông Hùng nhận định, có một số khó khăn, vướng mắc trong khâu bán hàng trực tiếp như: (i) Có những hợp đồng thanh toán trong vòng 240 ngày kể từ ngày thương lượng. Như vậy, doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn thì gần một năm sau mới thu hồi được;

(ii) Doanh nghiệp muốn giao hàng tháng 1/2015 thì tháng 11/2014 phải có hàng mẫu để gửi đi, khách hàng chấp nhận được mới làm hàng. Do đó, rất khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện bán trực tiếp cà phê rang xay;

(iii) Ngoài ra, còn một khó khăn khác là các nhà rang xay nước ngoài chưa chắc mua tất cả cà phê từ một đầu mối của Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải thông qua các công ty trung gian để đảm bảo nguồn nguyên liệu được cung cấp kịp thời, cho nên không thể bỏ khâu bán trung gian để thay bằng bán trực tiếp.

Thay đổi để vượt qua thách thức

Theo ông Phan Minh Thông, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phúc Sinh, vụ mùa cà phê năm 2013 - 2014, Việt Nam đã có một kết quả khá tốt với mức giá ổn định, doanh thu ngành cà phê khá cao. Tuy nhiên, việc kinh doanh cà phê hiện nay khá khó khăn. Ông Thông nhận định, muốn phát triển, chúng ta phải thay đổi rất nhiều về hình thức kinh doanh. Theo đó, các công ty cà phê xuất khẩu cần chủ động tham gia các hội chợ triển lãm trên thế giới để tham khảo cà phê thế giới được bán như thế nào? Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê nhưng chưa phân biệt được cà phê tốt hay cà phê chưa tốt. Vì vậy, rất khó có thể bán được giá cao.

Theo một số chuyên gia trong ngành cà phê, cà phê trong nước những đợt rớt giá thảm hại, có lúc giá chỉ còn 30.700 đồng/kg. Tuy nhiên, đến những tháng cuối năm giá cà phê đã tăng trở lại và dự báo sẽ ổn định trong năm 2015 khi nguồn cung từ thị trường cà phê lớn nhất Brazil có sự giảm sút. Dự báo giá cà phê sẽ ở mức trên 40.000 đồng/kg, giá xuất khẩu sẽ trên 2.000 USD/tấn.

Theo ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu, chất lượng cà phê là đề tài gây tranh cãi hàng chục năm nay.

Chất lượng được quy định đơn giản (chủ yếu dựa vào hạt đen, vỡ, kích cỡ hạt) nên không phản ánh đúng giá trị đích thực của nó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng giảm sút như dinh dưỡng vườn cây, tuổi đời, dịch bệnh, cơ cấu giống, quá trình thu hái, bảo quản, chế biến.

Các công ty xuất khẩu chưa có định hướng mở rộng chế biến thu gom quả tươi để chế biến cà phê nhân ngay từ khi người dân thu hái. Trong các niên vụ trước tập trung chủ yếu là các chủng loại cà phê có quy cách và chất lượng đơn giản chưa mang lại giá trị cao.

Nhưng 3 năm gần đây, các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư nhà máy, hệ thống chế biến hiện đại, kết hợp với đầu tư tái canh của người nông dân và doanh nghiệp nên chất lượng cà phê Việt Nam trong những niên vụ gần đây có những chuyển biến rõ nét.

Ông Toàn cho biết, các công ty nước ngoài thu mua cà phê Việt Nam ngày càng có những quy định khắt khe hơn về tiêu chuẩn và chất lượng, quan tâm nhiều hơn đến cà phê chế biến ướt, đánh bóng, không đen. Mặt khác, các nhà rang xay có xu hướng quan tâm hơn đến chỉ dẫn địa lý và cà phê có xuất xứ mang thương hiệu "Cà phê Ban Mê Thuột".

Do đó, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần quan tâm và định hướng chất lượng xuất khẩu phù hợp với xu hướng thị trường thế giới. Khách hàng yêu cầu một số nội dung như an toàn vệ sinh thực phẩm, kỹ năng bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên, trình độ sản xuất của nông dân.

Cũng theo ông Toàn, cần khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia liên kết hoặc hỗ trợ tài chính đến nông dân trong tái canh, chăm sóc, thu hái, sơ chế và bảo quản để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần có các giải pháp khắc phục như xây dựng chiến lược phát triển cho ngành cà phê, tiếp tục hỗ trợ các chương trình xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu.

(Theo Long An - Thông tin tài chính)

Page 1 of 5

English Vietnam

PHÒNG KINH DOANH

     
 Tel / Whatsapp:
      +84 905 468 706 (Ms LOAN)

DỊCH VỤ VÉ MÁY BAY

     
Tel: 098 998 9992  (Ms Hằng)

     
Tel: 0901 307 308 (Ms Thanh)

VIDEO CLIP

THÀNH TÍCH

 

 

        

MASCOPEX

" MASCOPEX phấn đấu trở thành Công ty Uy tín – Tin cậy – Chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản "

Default Theme
Layout Direction
Body
Background Color [r]
Text color [r]
Top
Top Background Image
Background Color [r]
Text color [r]
Bottom
Bottom Background Image
Background Color [r]
Text color [r]