Chiều ngày 02/7/2016, tại The Sailing Bay Resort  (Mũi Né - Phan Thiết) đã diễn ra đêm Gala Dinner “Chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập Tập đoàn Intimex”.

Đến với Gala Dinner lần này đặc biệt có sự  tham dự của tất cả CBCNV trong hệ thống Tập đoàn Intimex.

Trong suốt 10 năm hình thành và phát triển, tập thể Ban Lãnh đạo cùng với CBCNV toàn Tập đoàn đã cùng nhau đoàn kết, sáng tạo  và quyết tâm xây dựng Intimex Group trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam,  tạo dựng được tên tuổi trên thương  trường quốc tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản, trong đó cà phê nhân là mặt hàng đóng vai trò chủ đạo.

Là đơn vị thành viên của Tập đoàn Intimex,  Intimex Nha Trang JSC đã không ngừng nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tham gia nhiệt tình các hoạt động phong trào do Tập đoàn tổ chức và nhận được nhiều bằng khen trao tặng từ Ban Lãnh đạo Tập đoàn. Đến với đêm Gala lần này, Intimex Nha Trang JSC với vai trò là đơn vị tổ chức đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần tạo nên một đêm Gala Dinner sâu sắc và ấn tượng.

Dưới đây là những hình ảnh của buổi Lễ:

      Đội hình Ban Lãnh đạo Tập đoàn thi đấu giao hữu bóng đá với Ban Lãnh đạo các đơn vị thành viên

 

                                                                  Thi đấu bóng đá nam

 

                     Đại diện Ban Lãnh đạo Intimex Group chụp hình lưu niệm với đội bóng đá nữ

 

                           Ban Lãnh đạo Intimex Group khui sâm-banh mừng sinh nhật lần thứ 10.

 

                                            Tiết mục múa Hawaii- Khai mạc Gala Dinner

 

                                       Lễ Tuyên dương Tập thể và cá nhân xuất sắc năm 2016

 

 

                                                           20 thí sinh tham dự Miss Áo Dài

 

                                                 Thí sinh Lê Thị Lệ Quyên – Intimex Nha Trang

 

                          Thí sinh Trần Thị Thùy Uyên – Intimex Nha Trang (Chi nhánh Gia Lai)

 

      Tiết mục Thi tài năng của Miss Áo Dài Intimex Group 2016 – Bùi Bích Phương-Intimex Buôn Ma Thuột

 

                                                   Các thí sinh đoạt giải trong đêm Gala

 

                                   Trao giải cho các cá nhân tham gia Trò chơi đêm Gala

(Bài viết và hình ảnh thuộc về Intimex Nha Trang JSC)

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 5 giảm 6,8% xuống 9,32 triệu bao, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết.

Trong 8 tháng đầu niên vụ 2015-2016 (tháng 10/2015 - tháng 9/2016) xuất khẩu cà phê đạt 75,95 triệu bao, tăng 1,6%.

Xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 5/2016 giảm 9,6% xuống 3,37 triệu bao, khiến xuất khẩu Robusta trong 9 tháng đầu niên vụ chỉ đạt 27,53 triệu bao, giảm 5,1%.

Xuất khẩu Arabica trong tháng 5 giảm 5,1% so với cùng kỳ chỉ đạt 5,95 triệu bao, nhưng xuất khẩu trong 9 tháng 2015-2016 vẫn tăng 6% lên 48,42 triệu bao.

Trong 12 tháng kết thúc vào tháng 5/2016, xuất khẩu cà phê Robusta toàn cầu đạt 71,53 triệu bao so với 68,42 triệu bao cùng kỳ năm trước, trong khi xuất khẩu Arabica đạt 42,35 triệu bao so với 44,48 triệu bao cùng kỳ năm trước.

ICO cũng ước tính sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2015-2016 đạt 144,8 triệu bao, tăng 1,6% so với niên vụ trước.

Tiêu thụ cà phê toàn cầu trong năm 2015 đạt 152,1 triệu bao, tăng 2% so với mức bình quân hàng năm kể từ 2011.

Nhật Trường (ICO/Reuters/ NCĐT)

Từ gần hai tháng nay, giới kinh doanh hàng hóa nguyên liệu thở phào vì giá trên nhiều sàn kỳ hạn có dấu hiệu phục hồi. Phải chăng giai đoạn khốn khó của thị trường hàng hóa đã qua, hay chỉ là một đợt điều chỉnh thoáng qua của các nguồn vốn trên thị trường tài chính?

Ai thấy lên, ai nghĩ xuống?

Trong thời gian ngắn, giá dầu thô từ 35 đô la Mỹ/thùng có lúc nhảy lên trên 45 đô la/thùng, giá kim loại vàng mới đây vượt ngưỡng tâm lý 1.300 đô la Mỹ/ounce, ngay như giá cà phê vối robusta, loại cà phê được Việt Nam cung cấp nhiều nhất trên thị trường thế giới, cũng từ dưới 1.400 đô la nay ngấp nghé 1.650 đô la/tấn...

Ai cho rằng đợt tăng giá vừa rồi trên các sàn kỳ hạn hàng hóa chỉ là bước khởi đầu cho một đợt hồi phục lâu dài theo chu kỳ tăng giá, thì niềm tin ấy hoàn toàn phù hợp với cách nhìn lạc quan của Citigroup.

Trong quá khứ, Citigroup đã từng đoán “trúng phóc” khi vào năm 2012, họ cho rằng một chu kỳ tiêu thụ hàng hóa đã “mãn nhiệm” và đến lúc giá hàng hóa phải thời đi xuống. Còn bây giờ Citigroup lại lý luận rằng giá trị đồng đô la Mỹ giảm cộng hưởng với tình hình kinh tế Trung Quốc đang lại mạch ổn định, đồng nghĩa với giá kỳ hạn hàng hóa đã chạm đáy.

Giá hàng hóa nguyên liệu đang chực tăng sau năm năm liên tiếp giảm do nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc giảm và thị trường thế giới tràn ngập hàng hóa, nào là kim loại, ngũ cốc và nhiên liệu.

Ngược lại, Goldman Sachs thấy đợt tăng giá lần này chưa phải là bền vững nhìn từ góc độ cung-cầu và lo lắng rằng chỉ nay mai đây thôi, quyết định tăng lãi suất căn bản đồng đô la Mỹ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ lại làm rung rinh các sàn kỳ hạn hàng hóa. Một khi có tin đồng đô la Mỹ tăng lãi suất, giá hàng hóa lại lục tục đi xuống cho mà xem.

Còn người đầu tư, các quỹ đầu tư tài chính thì hết sức lạc quan với giá thị trường hàng hóa và họ đã đặt cược vào các sàn hàng hóa với một lượng vốn lớn nhất tính từ năm 2014 đến nay.

Căn nguyên của giá tăng đợt này

“Thị trường hàng hóa nguyên liệu đã xuống đáy, chớ có cái nhìn đơn giản như vậy”, bà Fiona Boal, Giám đốc nghiên cứu tại Quỹ Tài sản Fulcrum ở London, quản lý một nguồn quỹ chừng 4 tỉ đô la Mỹ, nói. “Có thể diễn giải rằng sau một thời gian giá tăng, người sản xuất đẩy mạnh khai thác và cung ứng, làm cung thừa và giá xuống thấp, thì bây giờ phải cắt hãm khai thác hầm mỏ, dầu thô kể cả phải giảm diện tích trồng trọt”. Ngọn nguồn giá tăng đợt này ở chỗ ấy.

Chỉ số hàng hóa thương phẩm Bloomberg (Bloomberg Commodity Index - BCI), thước đo lợi suất của 22 sàn hàng hóa nguyên liệu cho thấy đã tăng đến 17% từ mức đóng cửa thấp kỷ lục vào ngày 20-1. Theo cách hiểu chung, nếu chỉ số này tăng được 20% thì quy ước gọi đấy là thị trường giá tăng (bull market). Đậu nành, kim loại vàng, bạc, dầu thô và cà phê đều đã qua ngưỡng ấy trong mấy tháng gần đây. Trong tháng 4-2016, chỉ số này cũng tăng thêm 8,5%, là mức tăng nhiều nhất tính từ năm 2010 đến nay.

Các nhà đầu tư đã trút 18,3 tỉ đô la Mỹ vào các quỹ kinh doanh hàng hóa toàn cầu nhờ giá nguyên liệu vững trong năm 2016, dữ liệu tổng hợp của Bloomberg chứng minh điều ấy. Tài sản được đưa vào đầu tư cho các quỹ bảo vệ hàng hóa, quỹ kinh doanh hàng hóa và một số chỉ số khác đã báo lượng vốn giao dịch tăng lên 315 tỉ đô la Mỹ, là mức cao nhất tính từ tháng 5-2015, theo báo cáo tháng 4-2016 của Bloomberg.

Thật vậy, chỉ riêng trong lĩnh vực khai thác dầu thô, khi giá dầu chạm mức thấp nhất tính từ năm 2003 đến nay, lượng giếng dầu thô còn hoạt động tại Mỹ đến hết tháng 4-2016 chỉ còn 332, là số thấp nhất tính từ tháng 11-2009 đến nay. Giá dầu thô rớt từ khoảng 108 đô la Mỹ/thùng vào năm 2014 xuống còn 26 đô la/thùng vào tháng 2-2016.

Nguồn cung ứng kim loại đồng co lại. Tồn kho tại cả London, Thượng Hải và New York đã giảm 15% so với con số của tháng 3-2016.

Về phía nông sản, mưa lụt tại Argentina và Uruguay làm giảm sản lượng đậu nành tại các nước Nam Mỹ. Các dự đoán sản lượng đậu nành toàn cầu mới đây giảm mất 6,6 triệu tấn so với dự đoán tháng trước. Hạn hán tại Brazil đe dọa sản lượng bắp, đường ăn, cà phê cũng có khả năng giảm do khô hạn tại Việt Nam, Indonesia, Ấn độ và Thái Lan.

Giá tăng lâu bền? Còn tùy cách nhìn...

Tuy nhiên, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs lại bóng gió cho rằng giá hàng hóa vẫn chưa chắc tăng do quyết định tăng lãi suất đồng đô la Mỹ của FED vẫn còn treo “3 cục” lủng lẳng trên các sàn hàng hóa, vốn rất nhạy cảm với chính sách tiền tệ Mỹ. Goldman Sachs nghĩ giá tăng lần này chỉ là một đợt hiệu chỉnh, mang tính ngắn hạn chứ vấn nạn thừa hàng hóa đến nay vẫn còn, đặc biệt dầu thô và thép. Goldman Sachs còn đoán giá dầu thô WTI trong ba tháng tới sẽ xuống còn quanh 40 đô la/thùng, trước khi lên lại mức 60 đô la/thùng trong 12 tháng tới.

Các nhà phân tích tại Morgan Stanley vẫn có cái nhìn tiêu cực trên giá nhiên liệu. Mới đây họ nói rằng bức tranh “kinh tế vĩ mô làng nhàng thế này dễ kích một đợt bán tháo” và có thể làm giá dầu rớt đậm. Xuất khẩu dầu thô của Iraq lên cận mức cao kỷ lục trong tháng 4-2016, còn số liệu tồn kho dầu thô tại Mỹ ở mức cao nhất tính từ năm 1929.

Tuy nhiên, các nước xuất khẩu hàng hóa nguyên liệu thích cách nhìn theo hướng giá tăng của Citigroup hơn. Ngay thời điểm hiện nay, “luồng vốn đầu tư quay lại với các sàn hàng hóa nhanh hơn người ta tưởng”, David Wilson, nhà phân tích của Citigroup tại London, cho biết. Khi các quỹ đầu tư đặt cược nhiều vào các sàn kỳ hạn, giá đương nhiên tăng.

Đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa tính chuyện trữ hàng như cà phê, ngũ cốc, kim loại vàng bạc, sắt thép... Nhưng dù có tăng, giá kỳ hạn hàng hóa vẫn rất thất thường và đầy rủi ro vì yếu tố đầu cơ nhỏ lẻ từ Trung Quốc đang ảnh hưởng mạnh trên thị trường. Yếu tố đầu cơ từ các nhà đầu cơ nhỏ sẽ làm giá hàng hóa dễ mất phương hướng và chỉ làm lợi cho các tay đầu cơ cá mập! 

Nguyễn Quang Bình

2015-2016 dự báo xuống thấp nhất 4 năm do hạn hán tồi tệ nhất 30 năm qua.

Nông dân sẽ thu hoạch khoảng 1,5 triệu tấn cà phê trong niên vụ bắt đầu vào tháng 10 tới đây, theo kết quả khảo sát của Bloomberg News, ghi nhận mức thấp nhất kể từ niên vụ 2012-2013 khi sản lượng đạt 1,65 triệu tấn.

Trong khi đó, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê-Cacao Việt Nam (Vicofa) cho biết, sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ tới dự báo giảm 30%do hạn hán nghiêm trọng.

Nguồn cung cà phê toàn cầu dự báo giảm do hiện tượng thời tiết El Nino gây mất mùa tại Đông Nam Á và Nam Mỹ. Giá cà phê Robusta, thường được sử dùng trong sản xuất cà phê hòa tan, trong tháng 4/2016 tăng 5,8%, đánh dấu tháng tăng thứ 3 liên tiếp, đợt tăng giá dài nhất trong 2 nămqua.

Ông Mai Kỳ Văn, Phó giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Cà phê-Cacao tháng 10, cho biết, rất nhiều khu vực trồng cà phê của công ty đang bị khô héo, khiến trái cà phê bị rụng.

Giá cà phê Robusta hôm 6/5tăng 2% lên sát 1.649 USD/tấn, cao nhất kể từ 5/11/2015. Từ đầu năm đến nay, giá Robusta đã tăng 7,8%.

Tình hình thời tiết vẫn chưa mấy cải thiện với lượng mưa trong tháng 5/2106 tại miền Nam và Tây Nguyên - khu vực sản xuất cà phê chủ chốt - dự báo thấp hơn 20-40% so với mức bình quân hàng năm, theo thông báo ra hôm 1/5của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia. Nhiệt độ trung bình có thể cao hơn 1-1,5 độso với mức trung bình. Sẽ chỉ có mưa rải rác và tình trạng thiếu nước vẫn chưa mấy cải thiện.

Làn sóng giá cà phê tăng trong tháng 4 vừa qua có thể đẩy tăng lượng bán ra trên thị trường nội địa, theo giới thương nhân. Nông dân cà phê đã bán 1,1 triệu tấn cà phê, tương đương 67% sản lượng vụ hiện tại, tính đến cuối tháng 4, theo kết quả khảo sát Bloomberg, so với 56%cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2016 đạt 638.000 tấn, tăng 35%so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Nhật Trường (Theo Bloomberg,WSJ, NCĐT)

Đánh giá tổng quan:

Nhu cầu vẫn lớn ở nhiều nước, đặc biệt là ở các thị trường truyền thống (Canada, EU, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Sĩ, Mỹ, ...) nhưng tiềm năng lớn nhất là tại các thị trường mới nổi (Algeria, Australia, Nga, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, ...) và các nước xuất khẩu cà phê.

(Bài viết và đánh giá: Phòng KTTH - Nguồn: Vicofa, ICO, USDA)

Nước tưới là điều kiện tiên quyết trong hoạt động sản xuất cà phê, nhưng việc tưới nước dư thừa trong canh tác cà phê Robusta đang gây ra tình trạng suy giảm mực nước ngầm theo mùa tại một số tỉnh Tây Nguyên, theo kết quả nghiên cứu do Tập đoàn Nestlé và Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sỹ đồng tài trợ vừa được công bố tuần này.

Theo kết quả nghiên cứu thuộc khuôn khổ dự án hợp tác công tư “Sử dụng nước tưới hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất cà phê tại Việt Nam” được thực hiện vào tháng 3-2016, sự suy giảm mực nước ngầm do hoạt động tưới nước dư thừa đối với cây cà phê trong mùa khô gây ra tình trạng suy kiệt nguồn nước tưới ở nhiều địa điểm ở khu vực Tây Nguyên. Lượng nước tưới dư thừa đối với cà phê robusta bị giữ lại tạm thời trong đất và không thể sử dụng trong mùa khô được nữa.

Tình trạng này đang gia tăng một cách đáng báo động và gây hại không chỉ đến sản xuất cà phê mà đến nhiều hoạt động khác của người dân khu vực, theo thông cáo báo chí từ Nestlé Việt Nam.

Tiến sĩ Dave D’Haeze đại diện Công ty Embden, Drishaus & Epping Consulting (EDE Consulting), đơn vị thực hiện nghiên cứu, cho rằng thực trạng nước bị thất thoát trong mùa khô do lượng nước tưới cà phê dư thừa không chỉ liên quan đến hoạt động sản xuất và thu nhập của nông dân trồng cà phê mà còn gây nguy hiểm đối với nguồn nước cho sinh hoạt cũng như hoạt động tưới cho các cây trồng khác.

Tập tính tưới tiêu hiện tại của nông dân Việt Nam không bền vững được cho là một trong những nguyên nhân chính. Ước tính trung bình nông dân sử dụng nhiều hơn 60% lượng nước cần để tưới cây trong mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nông dân trồng cà phê dùng trung bình 700 đến 1.000 lít nước để bơm tưới cho mỗi cây, trong khi lượng nước cần để cho ra sản lượng cà phê tương đương chỉ là một nửa con số trên, tức 300 đến 400 lít.

Theo kết quả nghiên cứu, có thể giảm đến 30% lượng nước tưới mà vẫn đảm bảo năng suất cà phê, tác động tích cực đến thu nhập của người nông dân.

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Lĩnh vực này hiện đang thu hút 2,6 triệu người làm việc.

Phần lớn diện tích trồng cà phê tập trung trên Tây Nguyên, nơi ngành nông nghiệp nói chung tiêu thụ đến 96% lượng nước cung cấp cho toàn khu vực. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khai thác và sử dụng nước quá mức đang diễn biến mạnh mẽ, tình trạng khan hiếm nước đang dần trở thành một vấn đề bức thiết đối với nông dân, hộ gia đình và ngành sản xuất cà phê nói chung.

Hiện công ty Nestlé đang triển khai dự án NESCAFÉ Plan (đã triển khai được 5 năm) tại các tỉnh Tây Nguyên, góp phần thúc đẩy việc tái canh cà phê thông qua việc hỗ trợ cây giống cà phê sạch bệnh và tập huấn khoa học kỹ thuật cho nông dân trồng cà phê, trong đó có giải pháp hỗ trợ nông dân tiết giảm nước tưới từ 700 lít/cây xuống còn 400 lít/cây.

T.Thu (Thời báo kinh tế Sài Gòn)

Hạn hán không chỉ khiến các loại cây lương thực ngắn ngày như lúa, hoa màu ở các tỉnh ĐBSCL giảm sản lượng, mà còn khiến cho nông dân trồng cà phê, hồ tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ mất ăn mất ngủ vì khả năng giảm năng suất rất cao.

Giá hồ tiêu đã tăng trở lại

Những ngày này, để hỗ trợ người dân trồng tiêu, UBND huyện Lộc Ninh, Bình Phước phải thông qua Công ty cao su Lộc Ninh dùng 20 xe bồn để vận chuyển nước hỗ trợ người dân sinh hoạt và tưới hồ tiêu.

Tuy nhiên, về căn bản, đây chỉ là giải pháp tình thế trong thời gian này, vì về lâu dài, nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài, chắc chắn nguồn nước sẽ không có đủ để tưới tiêu mà chỉ đủ cho sinh hoạt.

Tình trạng ở Đồng Nai cũng không khá hơn. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đồng Nai, nếu Bình Phước cần đến xe bồn của công ty cao su để vận chuyển nước cho sinh hoạt và nước tưới cho hồ tiêu, thì Đồng Nai cũng đang ở trong tình huống tương tự.

Theo số liệu của Cục Trồng trọt vào năm 2014, tổng diện tích trồng hồ tiêu cả nước là gần 85.600 héc ta, trong đó, các tỉnh phía Nam chiếm gần 82.000 héc ta. Diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất vẫn là các tỉnh Tây Nguyên với gần 44.000 héc ta, tiếp đến các tỉnh Đông Nam bộ với gần 34.300 héc ta. Đây là hai khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán.

Giá hồ tiêu trên thị trường liên tục giảm trong thời gian qua sau khi có thông tin Việt Nam đã mở rộng diện tích lên gần 100.000 héc ta (số liệu công bố cuối năm 2015 của Cục Trồng trọt). Tuy nhiên, những đợt nắng hạn kéo dài đã làm cho một số diện tích hồ tiêu bị chết.

Phía Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết hiệp hội đã nhận được thông tin về diện tích hồ tiêu ở nhiều tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên và ở Phú Quốc (Kiên Giang) bị ảnh hưởng do hạn hán. Tuy nhiên, số liệu chính xác phải cần thêm thời gian do lúc này chưa phải là đỉnh điểm của mùa khô. 

Do thông tin hạn hán nên từ giữa tháng 3, giá hồ tiêu sau khi giảm xuống còn 130.000 đồng/kg đã bắt đầu tăng trở lại.

Ngày 30-3, giá hồ tiêu trên thị trường dao động từ 147.000 -151.000 đồng/kg, tăng gần 20.000 đồng/kg với với hai tuần trước. Bộ NN&PTNT trong báo cáo hàng tháng đã dự báo rằng, do hạn hán nên giá hồ tiêu có dấu hiệu hồi phục.

Giá cà phê chưa dự đoán được

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, đến cuối tháng 3 này, Tây Nguyên có 167.000 héc ta cây trồng bị hạn hán, thiếu nước tưới, trong đó có 14.600 héc ta lúa, và gần 153.000 héc ta cà phê. Và nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài, diện tích bị thiệt hại sẽ còn tiếp tục tăng lên.

Ông Nguyễn Nam Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe), cho biết hiện nhiều hồ nước tại các tỉnh Tây Nguyên chỉ còn khoảng 30-35% lượng nước và trong thời gian tới, nguồn nước tưới cho cà phê sẽ thiếu trầm trọng.

“Nếu không có đủ nguồn nước tưới, năng suất cà phê giảm là điều chắc chắn và thiệt hại sẽ rất lớn nếu thời gian tới các tỉnh Tây Nguyên không có mưa”, ông Hải nói với TBKTSG Online qua điện thoại khi đang trên đường đi kiểm tra tình hình ở Gia Lai.

Theo một báo cáo của Bộ NN&PTNT về vấn đề hạn hán, hiện nhiều hồ chứa nước ở Tây Nguyên đang trong tình trạng “người dân có thể đi bộ ngang qua” do hết nước. Cụ thể, Đak Lak có khoảng 250 hồ nước sẽ trơ đáy vào đầu tháng >4, Gia Lai các hồ chỉ còn lượng nước 10-15%. So với các tỉnh lân cận, Kon Tum vẫn còn trữ nước trong hồ nhiều nhất khi mực nước trong các hồ ở tỉnh này còn 30-50% dung tích thiết kế.

Tuy nhiên, đối với cà phê, dù nắng hạn đang khiến cho một phần tư diện tích trồng cà phê thiếu nước và dự báo của Vicofa ít nhất làm giảm 20% sản lượng, nhưng giá cà phê trong thời gian tới giá có tăng lên hay không vẫn là một câu hỏi khó trả lời. Theo ông Nam Hải, những năm qua, giá cà phê trên thị trường không phản ánh yếu tố cung cầu mà phụ thuộc vào các quỹ đầu cơ hàng hóa của các tập đoàn lớn.

Ngày 30-3, giá cà phê tại Tây Nguyên dao động từ 32.700 -33.200 đồng/kg, tăng 100 đồng so với ngày hôm trước.

(Ngọc Hùng - The Saigontimes)

Sau đợt khảo sát dọc dài hàng ngàn cây số, thăm hàng trăm điểm, cộng với các hoạt động tài chính và giá cả trên các sàn kỳ hạn, ngân hàng đầu tư-thương mại nông sản của Hà Lan Rabobank đã ước giá bình quân 3 tháng cuối năm nay 2016 với sàn kỳ hạn robusta London là 1600 USD/tấn cơ sở tháng 11-2016 và sàn kỳ hạn arabica New York là 133 cts/lb.

Phát hành chưa kịp ráo mực, giá hai sàn vượt quá mức dự đoán: giá London lên 1605 USD/tấn và New York 141.40 cts/lb (ngày giao dịch 23-03 cơ sở các tháng cuối năm).

Biết rằng dự đoán không nhất thiết phải đúng “ngắt”. Vả lại đây lại là dự đoán mức bình quân cả 3 tháng 10-11 và 12. Giới kinh doanh đôi khi cần cái “án chừng” này để kiếm tiền hay chống rủi ro cho mình nếu như ai tin vào dự đoán ấy.

Giả sử người tin họ thường có số +/- như 1600 +/- 65 thì dao động giá 3 tháng cuối sẽ trong khung 1665/1535.

Tại sao lấy 65 mà không dùng số khác? Từ đầu tháng 03-2016, giá London tăng chừng 100 USD. Nếu có đợt chỉnh sâu, trong trường hợp xấu, mất lại 2/3 cái đã nhận được. Bài toán đơn giản trên chỉ nên sử dụng như một ví dụ. Bạn có thể dùng một số khác để thay thế con số 65 được đề nghị.

Với sàn arabica, trong thời gian này tăng 21 cts/lb. Bạn chọn con số nào +/-7 hay +/-14. Nếu +/- 7 cts/lb thì con số tối đa đã chạm tối 23-03. Bấy giờ, chính người đặt ước báo sẽ tự ra quyết định cho việc bán buôn của mình. Xin nói lại cho rõ rằng trên đây chỉ là cách để các hãng kinh doanh hiện nay điều tiết chuyện mua bán cho mình một cách độc lập, thay cho cách tính toán kỹ thuật hô hào mua bán bầy đàn từ vài chục năm nay trên các sàn kỳ hạn như nhiều người ở nước ta đang tin dùng.

(Theo: giacaphe.com)

Thị trường cà phê ổn định nhẹ trong tháng Hai 2016 nhưng giá vẫn ở mức rất thấp.

Các thông tin liên quan đến một vụ mùa 2016/17 bội thu của Brazil đã kìm giữ giá không để diễn ra bất kì một sự tăng giá đột biến nào trên thị trường.

Hàng tồn kho tại các nước nhập khẩu đã được bổ sung tốt để sẵn sàng cung ứng cho thị trường. Ước tính ban đầu về mức tiêu thụ trên thế giới cho thấy một sự gia tăng ổn định ở mức 152.100.000 bao năm 2015 so với mức 150.300.000 bao của năm 2014.

Chỉ số tổng hợp từ ICO trung bình hàng tháng cao hơn trong tháng Hai ở mức 111,75 cent/lb, nhưng giá hàng ngày kết thúc tháng lại quá yếu về mức 110,07 cent. Ba chỉ số nhóm Arabica trung bình cao hơn so với tháng trước, nhưng robusta giảm trong tháng thứ tư liên tiếp xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2010.

                                                  Biểu đồ 1: Chỉ số giá tổng hợp hàng ngày (Nguồn: ICO)

Sự chênh lệch giữa hai sàn New York và London không thay đổi nhiều so với tháng Giêng, nhưng sự chênh lệch giữa chỉ số của ba nhóm Arabica và Robusta đều tăng. Hơn nữa, sự chênh lệch giữa các nhóm Arabica và giá tương lai New York đều đã tăng gần đây, cho thấy một tiềm năng cho tăng giá mà chưa được quan sát thấy trong các thị trường tương lai.

Tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 1/2016 đến 9 triệu túi, ít hơn chỉ là 0,8% so với tháng 1/2015, mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu trong bốn tháng đầu năm cà phê (tháng 10 đến tháng giêng) là tăng 1,7% về 35,9 triệu bao. Xuất khẩu từ Brazil đã bắt đầu chậm lại, với các lô hàng trong tháng Giêng giảm 10,2% so với năm ngoái, cho thấy rằng các kho dự trữ cuối cùng có thể được giảm nhẹ, mặc dù vẫn còn một khối lượng lớn cà phê. Xuất khẩu từ Việt Nam, mặt khác, được ước tính tăng 10,1% lên 2,3 triệu bao. Colombia tiếp tục xuất khẩu khối lượng cao hơn, hiện tại đang đạt ở mức trên 5,3 triệu bao.

Theo dự đoán, mặc dù có báo cáo  cho rằng thời tiết khô do El Nino có khả năng có thể ảnh hưởng đến sản xuất tại Việt Nam, Indonesia và Colombia trong vài tháng tới, nhưng dù bất kỳ thâm hụt nào cũng có thể được khỏa lấp bởi sự gia tăng sản lượng dự kiến từ Brazil và Trung Mỹ.

                                       Biểu đồ 3: Mức tiêu thụ cà phê thế giới (Nguồn : www.ico.org)

Hơn nữa, hàng tồn kho tại các nước nhập khẩu đã được bổ sung, với Liên đoàn Cà phê châu Âu báo cáo cổ phiếu cà phê xanh 11,9 triệu bao trong tháng 12 năm 2015, tăng từ 11,5 triệu so với năm trước. Hiệp hội Cà phê Xanh của Mỹ cũng báo cáo tăng từ 5,5 triệu bao lên 5,8 triệu bao, điều này đảm bảo sự cung cấp cho các nhà rang xay một bộ đệm chống lại bất kỳ mối quan tâm cung cấp ngắn hạn nào.

(Intimex Nhatrang JSC)

Trong khi sản lượng và giá trị cà phê mùa vụ 2015 của Việt Nam sụt giảm mạnh thì tại nhiều thị trường tiêu thụ cà phê lớn vẫn có dự báo sản lượng cà phê Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Đây là thông tin gây khó khăn cho giá xuất khẩu cà phê sắp tới.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng rõ rệt, sản xuất nông nghiệp trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), so với mùa vụ năm 2014, sản lượng cà phê Việt Nam vụ mùa 2015 giảm 20%, đạt 1,6 triệu tấn; giá giảm 40% khiến kim ngạch xuất khẩu mất gần 1 tỉ USD so với năm 2014.
Bên cạnh đó, tuy sản lượng đứng thứ 2 thế giới, nhưng theo Tổng Thư ký Vicofa Nguyễn Viết Vinh, chúng ta vẫn xuất thô đến 90% nên giá trị thấp. Bên cạnh đó là tiêu dùng cà phê trong nước cũng rất thấp.

Ông Vinh cho biết cà phê là mặt hàng nông sản khá đặc biệt khi có sàn giao dịch lớn tại London. Cũng chính vì vậy giá cà phê có từng ngày từng giờ. Tuy nhiên người sản xuất bị ảnh hưởng bởi phương thức bán trừ lùi, giao xa nên nhiều DN thua lỗ. Điều này khiến chỉ có các thị trường phối hợp thông tin tốt mới có thể có kết quả kinh doanh tốt.

Theo Vicofa, sản lượng cà phê trên thế giới niên vụ 2014-2015 là 141 triệu bao, tương đương 8,5 triệu tấn, so với niên vụ trước giảm 3,5%. Nhưng hiện giá cà phê không còn tuân theo cung cầu nữa mà theo thị trường tài chính.

Số liệu thống kê của Bộ NNPTNT cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2015 đạt 30,13 tỉ USD, giảm 1,4% so với năm 2014, trong đó cà phê – mặt hàng nông sản chủ lực – cũng giảm tới hơn 28% kim ngạch.

Bộ NNPTNT cho rằng nguyên nhân là do Brazil, Colombia, Indonesia tiếp tục phá giá đồng nội tệ, khiến giá cà phê từ các nước này hấp dẫn hơn đối với các nhà nhập khẩu so với cà phê Việt Nam.

Cụ thể, Mỹ tăng lượng nhập khẩu cà phê từ Colombia và Indonesia lần lượt 10% và 7% trong 8 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014, trong khi Đức cũng tăng lượng cà phê nhập khẩu từ Brazil (1%) và Indonesia (27%).

Trong cuộc gặp gỡ với các tham tán thương mại tại Bộ NNPTNT ngày 18/2 vừa qua, ông Vinh nêu ý kiến: “Hiện các đơn vị nghiên cứu về giá cả của các Bộ đã khá hoàn chỉnh nhưng chưa có trung tâm dự báo thị trường hiệu quả. Vì vậy cần xây dựng các trung tâm này như là đầu mối để cung cấp thông tin cho các đơn vị sản xuất và các hiệp hội ngành hàng nói chung”.

Cũng trong cuộc gặp gỡ nói trên, ông Vinh đề xuất việc xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại phải khoa học, tránh trùng lặp, gây lãng phí nguồn lực. Việc trao đổi thông tin giữa các tham tán thương mại, các hiệp hội ngành hàng cũng cần hướng đến mục tiêu chung vì thúc đẩy sản xuất nội địa, đồng thời nhanh chóng phối hợp xử lý các vấn đề thương mại phát sinh khi xuất khẩu sang những thị trường khác nhau.

Page 6 of 9

English Vietnam

PHÒNG KINH DOANH

     
 Tel / Whatsapp:
      +84 905 468 706 (Ms LOAN)

DỊCH VỤ VÉ MÁY BAY

     
Tel: 098 998 9992  (Ms Hằng)

     
Tel: 0901 307 308 (Ms Thanh)

VIDEO CLIP

THÀNH TÍCH

 

 

        

MASCOPEX

" MASCOPEX phấn đấu trở thành Công ty Uy tín – Tin cậy – Chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản "

Default Theme
Layout Direction
Body
Background Color [r]
Text color [r]
Top
Top Background Image
Background Color [r]
Text color [r]
Bottom
Bottom Background Image
Background Color [r]
Text color [r]