Cơn sửng sốt lành mạnh với giá cà phê

Sáng ngày 15-9, nhiều hộ kinh doanh cà phê sửng sốt khi thấy giá niêm yết hai sàn cà phê phái sinh arabica và robusta đỏ quạch.

Chỉ sau một phiên giao dịch (ngày 14-9 theo giờ New York), giá đóng cửa sàn cà phê phái sinh arabica New York giảm trên 200 đô la Mỹ/tấn và robusta London mất gần 50 đô la/tấn ngày đầu tuần so với phiên cuối tuần trước.

“Công trình xây dựng nên trên thị trường từ hai, ba tuần nay bị đổ sập trong một ngày,” chị Hậu, một nhà kinh doanh cà phê xuất khẩu lẫn trên mạng (hàng giấy) thảng thốt nói.

Thật vậy, giá cà phê hai sàn phái sinh từ đầu tháng 8 đến nay chủ yếu tăng dần dù có đôi ngày chỉnh giảm nhẹ. “Không mua bán hàng xuất khẩu được, tôi thử thập thò kinh doanh cà phê trên mạng. Thấy giá tăng, cứ theo cách mua trước bán sau, ngày nào cũng có lời đôi chút. Để lại vài hợp đồng mua, tưởng giá tăng chút nữa rồi bán. Ai dè…mở cửa ngày đầu tuần, giá kỳ hạn cà phê cứ thế trôi, đến gần cuối phiên, sụp một cú ‘rêm cả người’ “, chị Hậu nói thêm.

Giá rớt đến sững sờ

Trên sàn phái sinh robusta, nơi các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam thường dùng để tham chiếu, phiên 14-9-2020, có lúc giảm 49 đô la để đóng cửa mất 46 chốt tại 1.387 đô la/tấn, là mức thấp nhất tính từ ba tuần trở lại đây. Sàn arabica thiệt hại nặng hơn với mức giảm 9.40 cts/lb tương đương với giảm 207 đô la/tấn dừng tại 123.05 cts/lb (xem đồ thị).

Sau đợt tăng dài ngày, nhiều nhà kinh doanh tin giá thế nào cũng rớt lại như diễn biến thường tình xảy ra trên các sàn tài chính. Ít ai ngờ cả hai sàn rớt đậm đến vậy. Càng bất ngờ hơn khi thị trường đã “ngấm” thông tin cho rằng tồn kho đạt chuẩn trên sàn cà phê arabica rớt xuống mức sâu nhất tính từ trên hai chục năm và trên sàn robusta chỉ còn bằng lượng tồn kho cách nay hai mươi tháng.

Tính đến trước giờ mở cửa hai sàn cà phê chiều 14-9-2020, tồn kho đạt chuẩn (certified) arabica thuộc sàn New York chỉ đạt 67.048 tấn và robusta thuộc sàn London là 110.000 tấn.

Tồn kho đạt chuẩn là hàng hóa đạt đúng qui chuẩn chất lượng, số lượng và đóng gói do các sàn đề ra cho cà phê giao dịch trên mỗi sàn. Chỉ cà phê đạt chuẩn mới được phép đấu giá.

Tồn kho giảm… sao giá lại rớt thảm?

Không chỉ tồn kho đạt chuẩn giảm, nhiều nước cung ứng đều báo xuất khẩu cà phê trong tháng 8-2020 giảm như Brazil -2,2% đạt 2,97 triệu bao (bao=60kgs), Honduras -42% chỉ chừng 157 ngàn bao, Indonesia -8,5% đạt 285 ngàn bao, Việt Nam, Colombia cũng báo xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2019.

Mới đây, một cảnh báo thời tiết có lợi cho giá cà phê là hiện tượng thời tiết cực đoan La Nina tái xuất ở Thái Bình Dương với khả năng lên đến 60-70% từ cuối năm nay đến đầu năm 2021. Điều này có nghĩa rằng tại hai đầu trồng cà phê Nam Mỹ và Đông Nam Á, thời tiết sẽ thành hai cực, bên mưa nhiều bên khô hạn, cả hai đều có thể làm giảm sản lượng cà phê cho các năm 2021 và 2022.

Như vậy, nếu dựa trên các yếu tố cơ bản, giá cà phê đáng ra không phải rớt thê thảm đến như vậy. Nếu giải thích theo cung-cầu, rất có thể Brazil bán mạnh trên sàn do thu hoạch cà phê năm 2020 tại Brazil đã hoàn tất với một mùa bội thu trong khi đồng nội tệ Brazil mất giá. Hầu hết các dự báo sản lượng cà phê Brazil trong khoảng 65-70 triệu bao. Giá New York thời gian qua đạt đỉnh 135.45 cts/lb và London 1.471 đô la/tấn. Khi gặp các đỉnh ấy, các nhà xuất khẩu Brazil bằng lòng với các mức cao và bắt đầu bán mạnh từ trên xuống, nên đẩy giá xuống dần.

Những lý do giá hai sàn giảm, từ ngày 14-9 (giờ New York) có thể được giải thích như thế từ phía hàng thực.

Tuy nhiên, tác động chính làm giá cà phê phái sinh suy sụp, nhất là sàn arabica New York (qua một đêm mất trên 200 đô la/tấn) chính là do trước đây, vì quy định giãn cách xã hội trong đại dịch Covid-19, tâm lý lo thiếu cà phê do chuỗi cung ứng mặt hàng này đứt gãy, các quỹ đầu tư tài chính đã tăng lượng hợp đồng mua khống lên quá nhiều, đến cuối tuần trước dễ chạm 50.000 lô tương đương với trên 850.000 tấn. Nếu như thế giới tìm ra được vắc-xin phòng và chống Covid-19 hiệu quả, phiên hôm qua là có thể là thời điểm bắt đầu họ bán thanh lý một phần lượng dư mua (net long) ấy.

Thị trường cà phê phái sinh cũng như bao sàn giao dịch tài chính khác, có người thắng nhờ theo tin đồn, có người lại phá sản vì quá cả tin vào tin đồn.

Tuy nhiên, theo dòng chảy thị trường, cú rớt giá lần này cũng có thể là một điều hay cho thị trường cà phê. Nếu các quỹ đầu tư giảm lượng hợp đồng dư mua, trước mắt giá giảm nhưng lại mở cửa cho những đợt mua lại và mua mới.

Đối với nhiều nông dân cà phê Việt Nam, giá tăng khi vào vụ ở giai đoạn cuối năm, vẫn được trông chờ. Lượng tiền được các nước giàu có tung ra để hỗ trợ nền kinh tế cộng với một đồng đô la Mỹ rẻ, lãi suất thấp, chắc sẽ giúp cho giá cà phê tốt lên trong thời gian tới.

Chính vì thế, nhiều người tin “sau cơn mưa, trời chóng sáng” thôi.

Nguyễn Quang Bình (thesaigontimes)

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
PHÒNG TCHC

Chào mừng quý vị đã ghé thăm website của chúng tôi. Mọi thắc mắc và phản ánh xin vui lòng liên hệ với bộ phận Quản trị - Phòng Kinh tế tổng hợp (Email: info@mascopex.com)

English Vietnam

PHÒNG KINH DOANH

     
 Tel / Whatsapp:
      +84 905 468 706 (Ms LOAN)

DỊCH VỤ VÉ MÁY BAY

     
Tel: 098 998 9992  (Ms Hằng)

     
Tel: 0901 307 308 (Ms Thanh)

VIDEO CLIP

THÀNH TÍCH

 

 

        

MASCOPEX

" MASCOPEX phấn đấu trở thành Công ty Uy tín – Tin cậy – Chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản "

Default Theme
Layout Direction
Body
Background Color [r]
Text color [r]
Top
Top Background Image
Background Color [r]
Text color [r]
Bottom
Bottom Background Image
Background Color [r]
Text color [r]