PHÒNG TCHC

PHÒNG TCHC

Chào mừng quý vị đã ghé thăm website của chúng tôi. Mọi thắc mắc và phản ánh xin vui lòng liên hệ với bộ phận Quản trị - Phòng Kinh tế tổng hợp (Email: info@mascopex.com)

Các động thái từ Ấn Độ và Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine, hạn hán tại Brazil và Paraguay đều có thể ảnh hưởng tới thị trường gạo toàn cầu.

Đây có lẽ không phải là bí mật đối với hầu hết các nhà sản xuất gạo: Thị trường gạo khác với các thị trường hàng hóa khác ở chỗ, nó bị chi phối chính bởi Ấn Độ và Trung Quốc.

Theo Milo Hamilton, đồng sáng lập và nhà kinh tế nông nghiệp cấp cao của Firstgrain Inc., công ty xuất bản tờ báo dành cho người nông dân và người mua lúa gạo, thì thị trường 1,4 tỷ dân có ảnh hưởng "không bình thường" đối với lúa gạo.

Trung Quốc vừa là quốc gia xuất khẩu và vừa là quốc gia nhập khẩu ngũ cốc lớn nhất, do đó những động thái tới từ nước này có thể gây ra những điều bất thường với thị trường gạo, chẳng hạn như dùng lúa gạo làm thức ăn chăn nuôi, điều mà có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra ở Hoa Kỳ.

Hamilton tin rằng Trung Quốc có thể đã cung cấp tới 50 triệu tấn gạo cho vật nuôi vì giá ngô và đậu tương cao trong những tháng gần đây.

Khi phát biểu về triển vọng về lúa gạo tại hội chợ nông sản Mid-South Farm and Gin Show ở Memphis, Tenn, Hamilton phân tích: “Con số này hiện có vẻ không phải là nhiều, nhưng nên nhớ, 50 triệu tấn là nhiều hơn tất cả lượng gạo được sản xuất ở Tây bán cầu - chiếm khoảng 5% sản lượng gạo thế giới”.

“Trung Quốc đang tiêu dùng nhiều lúa gạo làm thức ăn cho động vật và rất khó thấy điều đó thể hiện trong số lượng tồn kho của họ, bởi vì sản lượng lúa gạo Trung Quốc tiếp tục tăng lên”, ông lưu ý khi đề cập đến biểu đồ mô tả lượng dự trữ cuối kỳ của các nhà xuất khẩu gạo lớn. “Nhưng không ai thực sự chắc chắn điều gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Đó là lý do tại sao Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đưa ra những con số khi có và không có [tác động từ] Trung Quốc”.

Ảnh hưởng của Ukraine

Mặc dù các thị trường rất khác nhau, Hamilton cho biết ông theo dõi giá gạo và lúa mì qua tin tức do xung đột Nga - Ukraine. Giá lúa mì tăng mạnh trong vài ngày do Ukraine là nước xuất khẩu lớn.

Vào ngày 26/2, ông phát biểu: "Vì những gì đã xảy ra vào tuần trước (xung đột Nga – Ukraine), giá gạo đang ở mức thấp mới so với lúa mì. Như ai đó đã nói trong tuần này, đối với gạo, đôi khi không có gì xảy ra trong nhiều thập kỷ, và sau đó, những thay đổi trong nhiều thập kỉ lại diễn ra chỉ trong một tuần. Chúng ta đã chứng kiến biến động chỉ xảy ra trong một thập kỷ, và chúng ta thậm chí không biết ý nghĩa đầy đủ của nó là gì".

“Tôi thông thạo và đọc được tiếng Nga, và tôi biết không có mối quan hệ nào giữa Nga và gạo, nhưng nó có thể bị lan sang các khu vực khác”, ông bổ sung.

Hamilton nói rằng ông đã nhận thấy trong 40 năm kinh doanh trên thị trường gạo rằng tỷ lệ gạo/lúa mì có thể rất thấp và sau đó sẽ tự đảo ngược.

Ông lưu ý: “Có nhiều lý do khác nhau giải thích tại sao điều đó xảy ra, nhưng chúng ta hiện đang ở một tỷ lệ giá gạo/lúa mì rất thấp (0,8). Trong sáu tháng tới, linh cảm của tôi là giá gạo ở Mỹ sẽ không thấp. Nó sẽ tăng cao”.

Hạn hán tại Nam Mỹ

Không giống như các mặt hàng khác, giá gạo đã giảm trong phần lớn năm 2021. Nhưng Hamilton cho biết điều kiện hạn hán ở Brazil và Paraguay đã giúp giá đậu tương tăng cũng có thể là một nguyên nhân đẩy giá gạo tăng.

Những nông dân trồng lúa ở Midsouth nên theo dõi ba thị trường - đó là Mỹ, Nam Mỹ và châu Á. Ông nói: “Nên suy xét cả ba thị trường cùng một lúc. Đôi khi thị trường này hay thị trường khác không quan trọng, nhưng thị trường trọng điểm là Brazil. Quốc gia này là nhà sản xuất và tiêu thụ gạo lớn nhất ở Nam Mỹ, và họ là nhà xuất khẩu gạo ròng trên thị trường thế giới".

“Khi Brazil có nhiều gạo, quốc gia này có thể gây ảnh hưởng tới việc xuất khẩu gạo của chúng tôi sang vùng Vịnh. Trở lại tháng Giêng, khi mọi người chứng kiến xu hướng giảm giá trên thị trường Brazil, tôi nói rằng cần phải theo dõi tình hình. Và đoán xem điều gì đã xảy ra nào? Giá gạo tăng 30% trong ba tháng qua. Tôi không nghĩ rằng đợt tăng giá này đã kết thúc vì Brazil gặp hạn hán và ảnh hưởng đến sản xuất ngô, đậu tương. Gạo cũng bị ảnh hưởng", Hamilton cho biết.

Lưu vực Parana (ở miền nam Brazil gần Paraguay) bị khô hạn. "Paraguay bán gạo cho Brazil, và nếu Paraguay thiếu gạo để bán cho Brazil, thì Brazil sẽ ngừng xuất khẩu nhiều gạo. Đó là một hiện tượng rất đơn giản, và tôi không biết việc xuất khẩu gạo ở Brazil bao giờ sẽ dừng lại”, vị chuyên gia phân tích.

Nguồn: Hương Lan (Theo Farm Progress)

Giá tiêu trong nước hôm nay

Giá tiêu hôm nay ngày 2/5/2024, tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đồng loạt đi ngang, dao động từ 97.500 - 98.500 đồng/kg.

Theo đó,giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 98.500 đồng/kg, giá không đổi so với hôm qua, giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) hiện vẫn giữ mức 97.500 đồng/kg, giá tiêu Đắk Nông hôm nay vẫn chững lại ở mức 97.500 đồng/kg.

Tại khu vực Đông Nam Bộ giá tiêu hôm nay taị khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn được thu mua ở mức 98.000 đồng/kg, bằng giá so với giá ngày hôm qua, tương tự, tại khu vực Bình Phước vẫn niêm yết ở mức 98.500 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu hôm nay tại các khu vực vùng trồng trọng điểm so với thời điểm ngày hôm qua ghi nhận không có sự biến động, hiện mức giá cao nhất tại Đắk Lắk, Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu đạt mức 98.500 đồng/kg.

Tổng kết tháng 4/2024, giá tiêu tăng thêm trung bình 5.000 đồng/kg tại những địa phương vùng giá thấp như Gia Lai và Đồng Nai; tăng 3.500 đồng/kg ở những địa phương còn lại. Khoảng cách giá được thu hẹp giữa các vùng.

Bên cạnh đó, vụ mùa thu hoạch tại Việt Nam cơ bản đã kết thúc, việc giá tiêu đang neo cao theo xu hướng tăng giá được nhận định là tín hiệu tương đối tốt với thị trường.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm rạng sáng nay (giờ Việt Nam), giá tiêu Indonesia chững lại so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil đi ngang, không có sự thay đổi, trong khi đó, Malaysia tiếp tục chững giá. Giá tiêu Việt Nam niêm yết cũng tiếp tục kéo dài thời gian đi ngang.

Cụ thể, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) hôm nay vẫn giao dịch ở mức 4.703 USD/tấn, giảm 0,17%; giá tiêu trắng (Indonesia) vẫn giao dịch ở mức 6.232 USD/tấn, giảm 0,16%.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 hôm nay không thay đổi hiện vẫn ở mức 4.700 USD/tấn.

Giá tiêu đen Malaysia ASTA vẫn duy trì ở mức 4.900 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu các loại Việt Nam niêm yết hôm nay vẫn giữ ổn định. Trong đó, giá tiêu đen Việt Nam loại 500 g/l hôm nay được giao dịch ở mức 4.200 USD/tấn; với loại 550 g/l giao dịch ở mức 4.300 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA giao dịch ở mức 6.000 USD/tấn.

Giá tiêu các loại trên sàn Kochi (Ấn Độ) hôm nay chững giá so với hôm qua. Trong đó, loại Garbled giao dịch khớp ở mức 58.900 Rupee/100kg, loại UnGarbled ở mức 56.900 Rupee/100kg.

Xuất khẩu hồ tiêu của Indonesia trong tháng 2 đạt 1.955 tấn, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này đưa tổng xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm lên 4.247 tấn, tăng 19,3% so với cùng kỳ, theo số liệu của Cơ quan Thống kê Indonesia (BPS).

Thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành tiêu Indonesia trong 2 tháng đầu năm là Mỹ với 1.194 tấn, tăng mạnh 93,6% so với cùng kỳ và chiếm 28,1% thị phần. Các thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo gồm Ấn Độ đạt 463 tấn, giảm 14,7%; Việt Nam 461 tấn, tăng 24,1%... Đặc biệt xuất khẩu tiêu của Indonesia sang các thị trường châu Âu tăng rất mạnh như Đức tăng 145,4%, Pháp tăng 205,2%; Hà Lan tăng 183,3%...

Bảng giá tiêu trong nước hôm nay 2/5/2024:

Địa phương

ĐVT

Giá mua của thương lái

Tăng/giảm so với hôm qua

Chư Sê (Gia Lai)

đồng/kg

97.500

-

Đắk Lắk

đồng/kg

98.500

-

Đắk Nông

đồng/kg

97.500

-

Bình Phước

đồng/kg

98.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

đồng/kg

98.000

-

* Thông tin mang tính tham khảo. Giá có thể thay đổi tùy theo từng địa phương.

Nguồn: Báo Công Thương

Giá cà phê, hồ tiêu tăng kỷ lục

Wednesday, 24 April 2024 08:06

Từ đầu năm đến nay, giá cà phê và hồ tiêu liên tục tăng mạnh, phá vỡ kỷ lục.

Theo các doanh nghiệp, nguyên nhân là trên thị trường xuất hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng khi nhận định nguồn cung có thể khan hiếm trong thời gian tới.

Theo khảo sát của PV Tiền Phong, giá cà phê trong nước những ngày qua tiếp tục tăng mạnh. Giá trung bình của cà phê trong nước ngày 22/4 được thu mua với mức 122.500 đồng/kg.

Tại Đắk Nông, giá cà phê còn lên mức 124.000 đồng/kg và dự báo chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, giá cà phê trong nước đã tăng gần gấp đôi, đây cũng là mức giá kỷ lục của mặt hàng này từ trước đến nay.

Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam niên vụ cà phê 2022 - 2023, Việt Nam phải nhập khẩu 200.000 tấn cà phê do nguồn cung trong nước thiếu hụt. Xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 4/2024 đạt 80.781 tấn, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Cùng với cà phê, giá hồ tiêu tăng chưa từng có. Tại Đắk Lắk, giá tiêu ngày 22/4 giao dịch ở mức 98.000 đồng/kg, tại Gia Lai là 97.000 đồng/kg. Còn tại khu vực Đông Nam bộ, giá tiêu ở Đồng Nai ở mức 96.500 đồng/kg, tại Bình Phước là 98.0000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở mức 98.000 đồng/kg. Chỉ tính riêng trong tuần qua, giá tiêu đã tăng từ 7.500 - 9.000 đồng/kg, đưa mức giá tiến sát lên mốc kỷ lục, gần 100.000 đồng/kg.

Nghi vấn đầu cơ?

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho rằng, việc giá cà phê tăng mạnh, vượt mốc kỷ lục do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên các vùng cà phê trên toàn cầu đều rơi vào tình trạng khô hạn, mất mùa. Riêng tại Việt Nam, trong vụ mùa 2023 - 2024 (tính từ tháng 10 năm trước đến tháng 9 năm sau), sản lượng cà phê giảm khoảng 10%.

Cùng với đó, việc liên tục xảy ra các cuộc xung đột quân sự trên thế giới, nhất là tại khu vực Biển Đỏ đã khiến giá cước vận chuyển cà phê đến châu Âu - khu vực tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới bị đẩy lên cao. Đặc biệt, trên thị trường tài chính quốc tế, nhiều nhà đầu tư đang có xu hướng chọn cà phê (sau dầu mỏ và vàng) để đầu tư, khiến giá cà phê tăng nóng.

"Ở trong nước, do dự báo về cung cầu trong tương lai ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu sẽ khiến nguồn cung cà phê của Việt Nam thiếu hụt nên các doanh nghiệp, đại lý, nhà đầu cơ bắt đầu tích trữ hàng, đẩy giá cà phê tăng cao”, ông Hải nói.

Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sinh cho rằng, việc giá cà phê tăng cao khiến doanh nghiệp trở tay không kịp, bởi hợp đồng đã ký buộc DN và các công ty nước ngoài vẫn phải mua để giao hàng. Hiện, 1 tấn cà phê DN phải chịu lỗ hàng chục triệu đồng, trong khi số hợp đồng phải giao hàng trăm đến hàng nghìn tấn.

Theo ông Thông, nguyên nhân xuất phát từ tình trạng găm hàng. Những nhà đầu cơ lớn giữ nguồn cung khiến phần lớn thương lái không có khả năng giao trả hàng cho doanh nghiệp, kéo theo hiệu ứng “domino” khiến DN xuất khẩu không trả được đơn đã ký dẫn đến lỗ, hoặc phải đền tiền cọc.

Đối với hồ tiêu, giá tiêu trong 4 tháng đầu năm vẫn tăng cao ngay cả khi vụ thu hoạch đang diễn ra. Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) nhận định, giá tăng một phần do nguồn cung giảm và biến động tỷ giá, song nguyên nhân chính xuất phát từ tình trạng đầu cơ dẫn đến giá hồ tiêu tăng nóng thời gian qua.

Theo VPSA, hồ tiêu thường được trồng xen với cà phê nên 2 mặt hàng này có sự liên quan mật thiết về giá. Thông thường, người dân sẽ bán cà phê khi giá cao để chuẩn bị tiền trữ hồ tiêu.

Năm nay, giá cà phê liên tục tăng vọt, người dân cũng giữ lại tiêu với kỳ vọng giá sẽ tăng mạnh như cà phê, khiến nguồn cung ở mức thấp. Các đại lý và một số doanh nghiệp cũng có tình trạng găm hàng, chờ đợi giá tiêu tăng rồi mới bán ra, khiến thị trường càng khan hiếm.

Nguồn: Báo Tiền Phong

Giá đóng cửa 2 sàn kỳ hạn cà phê 22/4/2024

Sàn robusta London 5&7/2024                        

4127     +44      (41524066)

4133     +53      (4150/4063)

Sàn arabica New York 7&9/2024                                 

227.65  -4.2      (234.5/223.5)

225.75  -4.4      (232.45/221.7)

Thông số ảnh hưởng giá cà phê

-Giá cách biệt 2 sàn arabica với robusta cơ sở 7/24: 40,18 vs 46,78 cts/lb.

-Chỉ số DXY: 105,96 vs 105,96 điểm.

-Giá trị đồng nội tệ Reais Brazil (Brl) trong cặp tỷ giá UsdBrl:  5,16 vs 5,20. Mức thấp kỷ lục 5,99 Brl lập 8/5/2020!

Giá trong nước (dự kiến)

-Dự kiến giá cà phê nguyên liệu tại Tây Nguyên hôm nay 118-120 triệu đồng/tấn so với hôm trước 116-118 triệu đồng/tấn.

Sự kiện và dữ liệu kinh tế & chính sách có thể tác động lên giá cà phê:

Tuần tới thị trường dồn tâm lực tập trung báo cáo chi tiêu và thu nhập cá nhân mới nhất của Mỹ (thứ Sáu). Dữ liệu sẽ chứa các số liệu thước đo lạm phát của Fed Liên bang – chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân. Ngoài ra, ta sẽ có công bố ước tính đầu tiên về tăng trưởng GDP của Mỹ trong Quý 1 (thứ Năm).

Sau những diễn biến trong tuần qua giữa Israel và Iran, giới tham gia thị trường có thể còn tiếp tục lo lắng về tình hình Trung Đông. Lợi tức trái phiếu kho bạc và dầu sẽ được theo dõi kỹ.

Lời bàn về thị trường cà phê:

-Phiên đầu tuần, lấy đà tăng cuối tuần trước, giá arabica mở cửa khá vững nhưng vị thế kinh doanh quá nặng mua khống, đã đưa sàn này giảm rất sâu trong khi giá robusta muốn cò cưa không giảm, để đóng cửa arabica giảm khá và robusta tăng trở lại, mức tăng robusta khá ấn tượng với dương 53 USD/tấn.

-Giá vàng rớt thậm tệ với mất 72 USD/ounce chỉ còn 2341,25 USD/ounce khi gần đóng cửa. Dầu thô cũng giảm giá nhẹ. Giá nông sản tăng trừ arabica và ca cao. Như vậy đấy là một phiên chỉnh đống vị thế kinh doanh do vàng, ca cao, arabica mua quá xá tuần trước trong khi đó tuần trước sàn London báo giảm lượng hợp đồng mua khống.

Đầu rất mạnh sau yếu dần để đóng cửa giá cà phê kỳ hạn tăng rất nhẹ. Đống USD khá cứng cộng với đồng BRL mạnh lên đã giúp cho một phiên chỉnh củng cố.

-Giao hàng chậm trong vận chuyển cà phê tại Cảng Santos ở Brazil lên tới đỉnh điểm là 80% vào tháng 3/2024. Điều này được cho đã ảnh hưởng đến 90 tàu chở hàng, với thời gian trì hoãn dài nhất kéo dài 39 ngày. Giám đốc kỹ thuật của Cecafé Eduardo Heron cho biết những thách thức này tạo gánh nặng cho các nhà xuất khẩu Brazil.

-Tuy nhiên, người trên sàn arabica New York báo tồn kho đạt chuẩn đang tăng dần trở lại trên sàn này từ cuối tuần trước. Sản lượng cà phê Colombia cũng có khả năng tăng niên vụ này lên 12 triệu bao, đỡ lo phần cung cho sàn này.

=

NGUYỄN QUANG BÌNH

Page 3 of 211

English Vietnam

PHÒNG KINH DOANH

     
 Tel / Whatsapp:
      +84 905 468 706 (Ms LOAN)

DỊCH VỤ VÉ MÁY BAY

     
Tel: 098 998 9992  (Ms Hằng)

     
Tel: 0901 307 308 (Ms Thanh)

VIDEO CLIP

THÀNH TÍCH

 

 

        

MASCOPEX

" MASCOPEX phấn đấu trở thành Công ty Uy tín – Tin cậy – Chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản "

Default Theme
Layout Direction
Body
Background Color [r]
Text color [r]
Top
Top Background Image
Background Color [r]
Text color [r]
Bottom
Bottom Background Image
Background Color [r]
Text color [r]